DirectAdmin là gì?
DirectAdmin là một Bảng điều khiển danh cho người quản trị web hosting (Web Control Panel). Hiện nay trên thị trường hiện có rất nhiều Control Panel nổi tiếng, được chia làm 2 loại:
– Miễn phí: CentOS Web Panel, VestaCP,….
– Có thu phí: cPanel, Plesk, DirectAdmin,…
Tuy nhiên khi sử dụng VPS và server riêng tại 7Host thì các bạn sẽ được tặng kèm dịch vụ DirectAdmin mà không cần thêm bất kì chi phí nào.
Làm quen giao diện cơ bản
Giao diện của DirectAdmin hiện có 2 phiên bản chính cùng hàng loạt các biến tấu custom khác được chia sẽ rộng rãi trên Internet.
2 giao diện chính đang phổ biến với DirectAdmin hiện tại là:
+ enhanced: giao diện đã được sử dụng rộng rãi từ rất lâu trên DirectAdmin.
+ evolution: giao diện này mới được phát triển gần đây với mục đích mang đến diện mạo mới cho Control Panel này. Tuy nhiên tính đến thời điểm bài viết này được soạn thảo thì Evolution skin vẫn còn nhiều vấn đề trục trặc khi sử dụng thực tế.
Các cấp bậc người dùng trên DirectAdmin
Do đến hiện tại skin Evolution vẫn chưa phổ biến đồng thời chưa thực sự ổn định vì thế bài viết này sẽ hướng dẫn với hình ảnh trên skin Enhanced. Tuy nhiên về cơ chế chung thì giống nhau nên với các skin khác thì cũng có thể thao tác tương tự như hướng dẫn ở đây.
DirectAdmin chia ra làm 3 cấp bậc (level) người dùng (user) chính. Tùy theo rule được áp đặt trên mỗi user mà một user có thể hoạt động trên cả 3 level.
– Admin level: cấp bậc cao nhất, có thể tinh chỉnh cấu hình trên server. Có thể tạo reseller và quản lý toàn bộ reseller/user.
– Reseller level: Có thể tạo và quản lý user. Tuy nhiên chỉ quản lý được các user dưới quyền reseller của mình.
– User level: cấp bậc cuối cùng, dùng để tương tác trực tiếp với website như thêm domain vào user, tạo database,….
Mặc định khi cài đặt DirectAdmin sẽ có sẵn duy nhất 1 user cao nhất đó là user admin, user này hoạt động trên cả 3 level.
Để chuyển đổi giữa các level thì có thể click vào level tương ứng trên trang chủ khi login.
Reseller level
DirectAdmin là trình quản lý được tạo ra với mục đích phục vụ các quản trị web hosting nhằm mục đích chứa cùng lúc nhiều website với các user riêng biệt. Mỗi user sẽ chứa một website khác nhau nằm có thể cung cấp thông tin cho người dùng cuối quản lý riêng từng site hoặc tránh các trường hợp mã độc lây lan cùng nhiều lý do khác,…
Để tạo user thì buộc phải truy cập vào Reseller level
Tại giao diện reseller chúng ta cần quan tâm chủ yếu đến package và user:
– Package: là các gói được tạo ra với cấu hình cụ thể áp đặt cho user sử dụng package đó bao gồm:
+ Disk space: dung lượng ổ cứng cấp phát cho user.
+ Bandwidth: lưu lượng băng thông cấp phát cho user.
+ Domains: số lượng tên miền website được tạo ra trên user.
Cùng hàng loạt các tùy chọn khác, nếu như không có nhu cầu giới hạn đặc biệt riêng các bạn có thể chọn unlimited để tránh lỗi phát sinh như bị full dung lượng ổ cứng,…
Sau khi tạo xong package thì có thể tiến hành tạo user:
+ Username: tên user, thường giới hạn tối đa ở 8 ký tự (có thể tăng/giảm).
+ Email: email quản lý của user.
+ Password: mật khẩu quản lý user
+ Domain: tên miền chính của user tạo ra.
+ Use User Package: chọn package đã tạo trước đó theo giới hạn mong muốn.
+ IP: trường hợp VPS/Server có nhiều IP thì cần chọn tại đây.
Đăng nhập User level
Có 2 trường hợp:
+ User đang đăng nhập là admin hoặc reseller và cũng muốn tạo domain website trên chính user đó thì chọn mục User level ngay trên giao diện. Rồi tiếp tục chọn như hình để thêm một domain vào chính user admin/reseller đang đăng nhập đó.
+ User quản lý website được tạo riêng trên Reseller level như ở bước trên. Không sử dụng chung với admin hoặc bất kì reseller nào. Trường hợp này có 2 cách login:
– Logout toàn bộ user đang đăng nhập, truy cập lại vào đường dẫn login DirectAdmin và nhập user – pass vừa tạo trước đó.
– Login dựa thông qua Admin (Show All Users)/Reseller (List Users):
Sau đó click chọn User cần đăng nhập và chọn tiếp Login as “username”
Các chức năng chính trên User level
Đây là giao diện dành cho người dùng cuối để tương tác trực tiếp với website của mình. Nó bao gồm hàng loạt các tính năng phục vụ cho công việc quản lý website.
+ Domain setup: Thêm/xóa/sửa domain chính cũng như addon domain.
+ MySQL Management: quản lý database.
+ File Manager: quản lý files trên user.
+ Create/Restore Backups: tạo và restore bản backup website.
+ Email Account: quản lý các tài khoản email.
+ SSL Certificates: quản lý chứng chỉ SSL cho website.
+ phpMyAdmin: truy cập phpMyAdmin.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong các cấp bậc và thao tác cơ bản với DirectAdmin, nếu muốn tìm hiểu sâu hơn các bạn có thể xem tiếp các bài viết khác của 7Host về series DirectAdmin nhé.
Ngoài ra nếu trong quá trình sử dụng gặp phải khó khăn các bạn đừng ngần ngại gửi email về [email protected] để được 7Host hỗ trợ cho các bạn nhé.
Chúc các bạn thành công!